Nhân khẩu học Yazd

Cửa sổ trong kiến trúc của Vườn Dowlat Abad.

Theo tổng điều tra dân số của Iran năm 2011 thì Yazd có 486.152 người với 168.528 gia đình, bao gồm 297.546 nam giới và 285.16 nữ giới.[7]

Ngôn ngữ và dân tộc

Đa số dân cư ở Yazd là người Ba Tư và họ nói tiếng Ba Tư với giọng Yazdi khác với giọng Ba Tư của Tehran. Thành phố cũng có số lượng nhỏ các dân tộc Iran khác, đó là người AzerbaijanisQashqai, những người coi tiếng Ba Tư là ngôn ngữ thứ hai của họ.

Tôn giáo

Đa số người Yazd theo đạo Hồi. Ngoài ra là lượng lớn các tín đồ Hỏa giáo. Từng có khoảng thời gian có cộng đồng Do Thái - Yazdi tương đối lớn, nhưng sau khi Israel thành lập, nhiều người đã di cư đến đó vì nhiều lý do khác nhau. Cựu tổng thống Israel Moshe Katsav là một ví dụ.

Khu bảo tồn Pir-e-Naraki là một trong những điểm hành hương quan trọng của người Hỏa giáo nay là một điểm du lịch nổi tiếng.[8] Một số truyền thống khác của thành phố là các cuộc diễu hành và tụ họp của người Hồi giáo, bao gồm cả lễ rước kiệu azadari được tổ chức để kỷ niệm các vị tử đạo Hồi giáo. Hầu hết các sự kiện cũng được tổ chức tại các di tích quan trọng của thành phố mà từ đây du khách có thể tham quan các điểm du lịch chính tại Yazd.[9]